Tất tần tật những điều mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm

Khi trẻ lên 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn dặm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cho bé đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ này. Hãy cùng Quê Việt tham khảo những thông tin dưới đây để có những kiến thức bổ ích nhất và lên kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học nhất nhé.

Ăn dặm là gì?

Khái niệm ăn dặm đến nay đã không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những mẹ bỉm sữa. Có thể nói đây là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này. Tuy nhiên điều này lại là nỗi lo lắng của không ít người, nhất là với những người sinh con đầu lòng. Nên cho bé ăn dặm như thế nào, thời điểm nào mới thích hợp và cần lưu ý những gì là điều mà rất nhiều người thắc mắc.

Thời gian cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi
Thời gian cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi

Quá trình ăn dặm bổ sung thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Trong đó có các loại tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất đạm giúp trẻ có thể phát triển hoàn thiện nhất về thể chất lẫn trí tuệ. Ở độ tuổi này sữa mẹ đã không thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vì vậy bên cạnh việc bú sữa mẹ thì cho trẻ ăn dặm là điều vô cùng cần thiết.

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Thời gian cho bé ăn dặm là điều nhiều người quan tâm. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Bởi lẽ từ 6 tháng tuổi trở đi tốc độ tăng trưởng của bé cao. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa khoảng thời điểm sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Việc bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm sẽ giúp trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh hơn.

Trọng lượng của trẻ lúc này đã gấp đôi so với khi mới sinh. Chính vì thế, vấn đề chuyển giao ăn uống tại thời điểm này càng được mẹ quan tâm. Ăn dặm chính là cách để giúp trẻ hoàn thiện về thể chất và trí tuệ. Lúc này bé có thể ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ. Bé cũng không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng và sẵn sàng tập nhai bất kỳ thứ gì mẹ cho vào miệng. Vì vậy đây chính là thời điểm thích hợp để bạn cho con yêu làm quen với thức ăn ngoài.

Hậu quả của việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Ăn dặm không đúng thời điểm gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Trong đó có hệ tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.Bên cạnh đó nếu thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa còn khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.

Thời điểm ăn dặm quyết định rất lớn đến sự phát triển của trẻ
Thời điểm ăn dặm quyết định rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Nếu bạn cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ. Đặc biệt trong đó là các chất giúp tăng đề kháng.Ngược lại nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Về lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu khiến trẻ yếu ớt về dễ mắc bệnh hơn.

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Khi cho trẻ ăn dặm bạn nên cho lượng thức ăn vừa phải, tức là mẹ nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.Sau đó mẹ có thể tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.Bạn đầu bạn có thể cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Bên cạnh đó bạn cũng có thể bổ sung thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cho trẻ ăn những thức ăn mềm trước khi ăn những thức ăn khô, ăn từ loãng đến đặc sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn với sự thay đổi trong quá trình hấp thụ thức ăn. Những thức ăn mềm là rất cần thiết vì lúc này răng trẻ còn ít, thậm chí nhiều trẻ còn chưa mọc răng. Bạn cũng nên chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn để giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.

Tin Liên Quan