Trẻ ở độ tuổi ăn dặm cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng mà lúc này sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Bổ sung các sản phẩm cho trẻ ăn dặm sẽ giúp mẹ đồng hành cùng bé trong giai đoạn này. Để giúp con yêu có một sức khỏe tốt mẹ cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về ăn dặm cũng như cách chăm sóc bé ngay từ giai đoạn đầu đời.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất là khi nào?
Thông thường trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh và trẻ cũng dễ dàng hấp thụ những thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy trẻ lúc này cần được bổ sung những thức ăn cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi cho đến khi đến tháng thứ 24. Trong giai đoạn này mỗi ngày bé cần được bổ sung khoảng 700kcal. Nhu cầu cung cấp năng lượng của bé cũng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Khoảng thời gian thích hợp để kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé là ở tháng thứ 24. Bạn không nên kéo dài vì có thể khiến bé khó nhai cũng như ảnh hưởng đến chế độ ăn sau này.
Ngoài ra mẹ có thể nhận biết trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm bằng cách để ý những biểu hiện của trẻ như những sự thay đổi về cân nặng. Cân nặng của trẻ trong giai đoạn này đã tăng gấp đôi và trẻ đã có thể tự ngồi để mẹ đút thức ăn. Trẻ cũng đã biết phản ứng với những món ăn mà trẻ không thích giúp mẹ có thể lựa chọn khẩu vị ăn dặm phù hợp nhất.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Giúp trẻ làm quen với thức ăn mới
Khi cho trẻ ăn dặm bạn cũng cần chú ý để trẻ có thể quen dần với thực đơn mới. Bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ cũng như cho trẻ ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ để trẻ có thể làm quen một cách nhanh chóng nhất. Đặc biệt bạn cũng cần phải ghi nhớ nguyên tắc cho trẻ ăn từ loãng đến đặc để quá trình ăn được dễ dàng và suôn sẻ hơn. Điều này cũng giúp trẻ dễ bắt nhịp hơn với quá trình tiêu hóa thức ăn.
Không “nhồi nhét” trẻ khi ăn
Bạn cũng không nên bắt trẻ ăn quá nhiều, bởi lẽ hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn khá non nớt và chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy mẹ có thể tập cho con ăn với 1-2 muỗng bột, rồi tăng dần lên theo từng bữa. Ngay cả khi bé ăn rất ngon miệng và nhanh chóng thì mẹ cũng không nên để trẻ ăn thêm. Bởi lẽ nếu ăn quá nhiều, trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Cho trẻ ăn từ vị ngọt đến mặn
Khi trẻ ăn dặm bạn nên cho trẻ ăn những bột ăn dặm vị từ ngọt đến mặn để trẻ dễ đón nhận các món mới. Sau khoảng 2 tuần, khi trẻ đã quen bạn có thể sử dụng các loại bột ăn dặm mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó bạn cũng nên đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt nhất. Hãy đảm bảo bé được bổ sung nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất.
Để trẻ khỏe mạnh, hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng đảm bảo và cân đối về chất lượng cho trẻ ngay ở độ tuổi ăn dặm. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng.Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.